5 bước gia công sản xuất tủ điện công nghiệp

Tin tức

5 bước gia công sản xuất tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp là sản phẩm chúng ta gặp hàng ngày và không phải ai cũng hiểu các thức để tạo ra sản phẩm đó. Với người sử dụng họ chỉ nghĩ đơn thuần mua cái tủ về sử dụng theo yêu cầu của mình là xong. Nhưng đối với các bạn sinh viên hay các bạn đang có nhu cầu tìm hiều về ngành này. Các bạn có thể tham khảo qua bài viết 5 bước gia công sản xuất tủ điện công nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sản xuất và lắp đặt tủ điện, chúng tôi tin chắc sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm này.

Trước hết chúng ta nói qua khái niệm tủ điện công nghiệp là gì?

Nói một các khái quát nhất thì tủ điện công nghiệp là sản phẩm được làm từ thép hoặc inox. Bên trong có chứa các thiết bị điện và được đấu nối theo sơ đồ thiết kế mạch điện riêng biệt cho từng nhu cầu khác nhau. Mỗi tủ điện thường có kích thước khác nhau nhưng cơ bản là hình vuông hoặc chữ nhật. Có thể 1 lớp cánh hoặc 2 lớp cánh tuỳ thuộc vào công năng sử dụng của từng công trình khác nhau.

Vậy quy trình sản xuất như thế nào?

Chúng tôi sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển đã lập ra quy trình 5 bước gia công sản xuất tủ điện công nghiệp. Áp dụng cho toàn bộ các công đoạn gia công trong nhà máy dưới sự giám sát chặc chẽ của phòng kỹ thuật. Dưới đây là 5 bước mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn:

Bước 1: Lên phương án thiết kế

Đây là khâu rất quan trọng, nói không quá có thể là quan trọng số 1 trong các khâu. Bởi toàn bộ ý đồ của khách hàng được tổng hợp lại và thiết kế theo ý tưởng của khách.

  • Tổng hợp ý tưởng của khách hàng và lên layout bản vẽ phê duyệt

  • Thống nhất phương án cuối cùng với khách hàng, hai bên ký phê duyệt bản vẽ layout để triển khai bản vẽ sản xuất

  • Dùng phần mềm solidworks hoặc inventor, autocad… để dựng bản vẽ 3D và bản vẽ triển khai sản xuất. Trong phần này người kỹ sư thiết kế phải đảm bảo bản vẽ chính xác, các chi tiết ghi chú đầy đủ để khi sản xuất không bị nhầm lẫn.

Bước 2: Gia công sản xuất cơ khí

Nếu khâu thiết kế quan trọng như xương sống của con người thì khâu gia công cơ khí chính là phần da thịt. Sản phẩm xấu hay đẹp, chính xác hay không là ở phần này. Chính vì vậy phải tuân thủ theo các công đoạn sau:

  • Nhập tôn đầu vào cần kiểm tra kỹ độ dày tôn, các kích thước dài rộng… phải đúng và đủ tiêu chuẩn. Mặt tôn đẹp, không bị cong vênh hay lượn sóng, sẽ ảnh hưởng tới mặt cánh tủ sau khi chấn gấp.

  • Đột, cắt laser các lỗ khoét mặt cánh tủ, các vị trí liên kết được thiết kế sẵn. Do sản phẩm yêu cầu độ chính xác rất cao nên khâu này đặc biệt phải ko được sai lệnh. Chỉ 1 chút sai xót sẽ phải bỏ cả 1 tấm tôn ảnh hưởng tới tiến độ và ngân sách của công ty.

  • Khâu chấn gấp định hình sản phẩm tủ điện. Công đoạn này người thợ phải có kinh nghiệm đọc bản vẽ thiết kế tốt, có khả năng tư duy cao để biết làm công đoạn nào trước, sau. Tránh gấp sai chiều hay ngược chiều sẽ làm cho khâu lắp ghép không thực hiện được. Chúng tôi thường in các bản vẽ 3D để người thợ nhìn vào cho dễ hình dung và tránh nhầm lẫn.

  • Khâu hàn, mài lắp ghép sản phẩm. Khâu này sau khi hàn mài xong cần kiểm tra các chi tiết lắp ghép thử xem đã chính xác chưa, nếu chưa cần kiểm tra lại xem do đâu để kịp thời căn chỉnh. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, đối với các đơn hàng lớn chúng ta nên sản xuất mẫu 1 cái trước khi làm hàng loạt để tránh sai xót hàng loạt và kịp thời căn chỉnh khi phát hiện được.

Bước 3: Sơn tĩnh điện cho sản phẩm

Đây là chiếc áo phủ lên sản phẩm nên cần phải được chăm chút kỹ lưỡng. Chúng tôi có xưởng sơn tự động với 7 bể xử lý bề mặt giúp khâu sơn phủ luôn được bám dính tốt nhất.

Ngoài ra với hệ thống súng phun bằng robot giúp sơn các chi tiết được đều và che lấp tốt nhất. Lò sấy với chế độ theo dõi nhiệt tự động 100%, các sensor nhiệt độ giúp theo dõi nhiệt độ của buồng đốt luôn đạt chuẩn để bề mặt sơn không bị ” Sống ” giúp các lô luôn đảm bảo và đáp ứng nhu cầu khó nhất của khách hàng.

Bước 4: Lắp ráp vỏ tủ điện

Khi gia công và sơn chúng ta thường làm từng chi tiết một. Sau khi các khâu đó xong, chúng ta phải lắp ráp với nhau nhờ các bulong+eku, khoá, bản lề… Các chi tiết được liên kết với nhau theo đúng bản vẽ tuần tự, người thợ yêu cầu cần nắm vững bản vẽ lắp đặt, tránh sai xót.

Bước 5: Lắp đặt điện theo yêu cầu khách hàng đưa ra

Sau khi lắp ráp xong phần cơ khí, vỏ tủ điện công nghiệp được bàn giao lại cho xưởng điện đấu nối và hoàn thiện theo sơ đồ thiết kế mạch điện.

Paul Mueller Company
Schneider Electric
ABB Electric
Mitsubishi Electric
LS Electric
Idec
Omron
Siemens Electric
Yaskawa
Fuji Electric
Eaton
Selec
CÔNG TY TNHH CODILAN VIETNAM

 53/18 Đường Số 9, P. Bình Hưng Hoà, Q. Bình Tân, TP. HCM

 (+84 28) 3756 1619   - Mobil/Zalo:  0888 722 655 (Mr. Giáp)

 hqhuy1976@gmail.com

 www.codilanvietnam.com

 
Đăng ký nhận tin

271169 Online : 3

Follow us :

Hotline