Các loại form tủ điện hạ thế đang sử dụng

201B Đường số 10, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

hqhuy1976@gmail.com
Các loại form tủ điện hạ thế đang sử dụng
15/08/2024 04:25 PM 205 Lượt xem

    Trong các hồ sơ yêu cầu thiết kế tủ điện hạ thế thường nhắc tới form (dạng) của tủ điện hạ thế. Vậy dạng (sau đây gọi là form tủ điện) của tủ điện hạ thế là gì? Vì sao phải yêu cầu cung cấp tủ điện theo form 2,3 hay 4?

    Yêu cầu form nào cho tủ điện là phù hợp với dự án? 

    1. Khái niệm

    Form tủ điện là khái niệm để quy định sự ngăn cách giữa 3 thành phần chính trong tủ điện hạ thế (IEC 61439)
    A: Thiết bị đóng cắt
    B: Thanh cái chính
    C: Điểm đấu nối của thiết bị

    2. Phân loại form tủ điện:
    Dựa trên sự ngăn cách giữa 3 thành phần chính, tủ điện chia thành  7 loại form, bao gồm Form 1,  Form 2a, Form 2b, Form 3a, Form 3b, Form 4a và Form 4b 
    – Cấp độ form tủ điện càng cao thì mức độ bảo vệ an toàn càng lớn;
    – Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người vận hành trước hiện tượng phóng hồ quang điện;
    – Bảo vệ tốt hơn sự hư hại của các thiết bị trong  tủ và  các thiết bị bên ngoài tủ trước những rủi ro về cháy nổ.

    2.2. Chức năng đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận hành
    Cấp độ Form tủ càng cao thì tính linh hoạt trong quá trình thay thế và sửa chữa càng nhanh.

    3.Cấu trúc của Form tủ điện
    3.1. Tủ điện Form 1

    A: Thiết bị đóng cắt
    B: Thanh cái chính
    C: Điểm đấu nối của thiết bị
    D: Vỏ tủ
    – Tủ điện Form 1 không có Vách ngăn giữa thiết bị đóng cắt với dàn thanh cái chính và điểm đấu nối của thiết bị – Không có Vách ngăn nào trong khoang tủ;
    – Tủ điện Form 1 ít được sử dụng vì không đảm bảo an toàn cho người vận hành và các thiết bị khi có rủi ro sự cố xảy ra.

    3.2. Tủ điện Form 2a

    E: Vách ngăn phân vùng bảo vệ
    Các khối chức năng được phân vùng bảo vệ riêng bằng các vách ngăn cách với thanh cái chính và điểm đấu nối của thiết bị.

    3.3. Tủ điện Form 2b

    – Các khối chức năng cùng với các điểm đấu nối của thiết bị được phân vùng bảo vệ riêng bằng vách ngăn với thanh cái chính;
    – Tủ điện Form 2b được sử dụng nhiều cho các tủ phân phối điện tầng.

    3.4. Tủ điện Form 3a

    – Mỗi khối chức năng được phân vùng bảo vệ riêng  bằng vách ngăn với thanh cái chính và điểm đấu nối của thiết bị.

    3.5. Tủ điện Form 3b

    – Mỗi khối chức năng được phân vùng bảo vệ riêng  bằng vách ngăn với thanh cái chính và điểm đấu nối của thiết bị;
    – Điểm đấu nối của thiết bị cũng được phân vùng bảo vệ riêng bằng vách ngăn với thanh cái chính;
    – Hiện nay Form tủ 3b được sử dụng nhiều trong thiết kế tủ điện tổng cho các tòa nhà, công nghiệp nhẹ.

    3.6. Tủ điện Form 4a

    Mỗi khối chức năng cùng với điểm đấu nối của thiết bị được phân vùng bảo vệ riêng  bằng vách ngăn với dàn thanh cái chính.

    3.7. Tủ điện Form 4b

    – Mỗi khối chức năng  được phân vùng bảo vệ riêng  bằng vách ngăn với thanh cái chính và điểm đấu nối của thiết bị;
    – Điểm đấu nối của thiết bị cũng được phân vùng bảo vệ riêng bằng vách ngăn với thanh cái chính và khối chức năng;
    – Form tủ 4b thường được sử dụng nhiều cho các dự án công nghiệp nặng như: Nhà máy điện, nhà máy tuyển khoáng sản, xi măng và lọc hóa dầu….
    – Đảm bảo an toàn cho người vận hành, các thiết bị trong tủ và xung quanh tủ khi có rủi ro cháy nổ xảy ra;
    – Thay thế sửa chữa các thiết bị nhanh và không cần cắt điện (Rút kéo cả khay chức năng).

    4. Kết luận
    Như vậy Form tủ có tác dụng bảo vệ an toàn và đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận hànhTủ điện có form càng cao thì đáp ứng yêu cầu về tính an toàn càng lớn và thiết kế sản xuất ra tủ điện cũng khó hơn. Hiểu được chức năng và ý nghĩa của form tủ giúp cho chủ đầu tư và chuyên gia tư vấn thiết kế lựa chọn đúng loại tủ điện hạ thế phù hợp với tính chất dự án của mình.

    Zalo
    Hotline